dimanche 28 février 2016

Bốn Mươi Năm, Nỗi Niềm Ba Thế Hệ

Bốn Mươi Năm, Nỗi Niềm Ba Thế Hệ

khoi-an


LTS Việt Báo: Tác giả từng phải rời bố mẹ để vượt biển từ tuổi học trò, đến Mỹ năm 1984, hiện là một kỹ sư điện tử, cư dân San Jose. Với nhiều bàiviết giá trị, Khôi An đã nhận Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013. và là một trong những tác giả đạt số lượng người đọc nhiều nhất Khôi Antrên Việt Báo online.

samedi 27 février 2016

Tưởng Niệm Nạn Nhân Tết Mậu Thân 1968 - Vi Anh

https://vietcongonline.files.wordpress.com/2016/02/144.jpg?w=672&h=357&crop=1Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản Và Tay Sai ngày 22 tháng 2 năm 2016 có thư mời các cơ quan, đoàn thể và đồng bào tham dự Lễ Tưởng Niệm Nạn Nhân Tết Mậu Thân 1968 tổ chức tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (Thành phố Westminster) từ lúc 5:00PM đến 9:00PM ngày 26 tháng 2 năm 2016.

Trong lịch sử Tết VN cận đại thời chiến tranh tự vệ của người Việt Quốc Gia ở nước nhà, không ai có thể quên được cái Tết Mậu Thân năm 1968. CS Bắc Việt vi phạm cuộc hưu chiến, mở cuộc tấn công mà CS Bắc Việt gọi là tổng công kích, tổng nổi dậy, đánh vào các đô tỉnh thị của Việt Nam Cộng Hoà. Trong đó, cuộc thảm sát của CS Bắc Việt đối với hơn 6,000 người Việt đa số là thường dân ở Huế là một vết đen không thể nào phai mờ trong hồ sơ tội ác diệt chủng của CS Hà nội. Riêng tỉnh Vĩnh Long ở Vùng 4 Chiến Thuật, CS chiếm toà hành chánh mấy ngày, giết hại nhiều thường dân vô tội, sau đó chánh quyền phải tổ chức thiêu và an táng tro tập thể ở nghĩa trang.

Trận Lụt miền Trung 1964 và cố TT Trần Văn Hương

 

mercredi 24 février 2016

Việt kiều là ai? - Nguyễn Thùy Dung

http://nguoivietblog.com/photoblog/wp-content/uploads/2015/07/GettyImages-479784638.jpgNhớ lại mấy năm về trước, vì công việc trong sở, có liên lạc email qua VN. Cuối thư, anh chàng này hỏi :

- Chị là Việt kiều ?
- Không, Tôi không phải Việt kiều.
- Thế chị là gì ?
- Tôi là người Mỹ gốc VNCH.


lundi 22 février 2016

Phan Lạc Phúc - Nhớ Phạm Đình Chương

http://hopamviet.com/assets/images/composers/PhamDinhChuong.jpgNhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương ra đời tại Hà Nội vào năm 1929, trong một gia đình nghệ sĩ, học Trường Bư Thanh Hóa sau Toàn Quốc Kháng Chiến chống Pháp 1945. Sáng tác nhạc trước tuổi 20, ông là tác giả những ca khúc dân tộc như Tiếng Dân Chài, Ly Rượu Mừng, Hội Trùng Dương, hay những sầu khúc nhạc phổ thơ như Nửa Hồn Thương Đau, Mắt Biếc, Mộng Dưới Hoa, Người Đi Qua Đời Tôi ...
Tới Hoa Kỳ được ít năm, Phạm Đình Chương từ trần tại Quận Cam, California vào ngày 13 tháng 7 năm Tân Mùi, nhằm ngày 22 tháng 8 năm 1991. Bài dưới đây của nhà bỉnh bút Phan Lạc Phúc, hay Ký giả Lô Răng, một bạn học của nhạc sĩ từ Trường Bưởi, được viết ngay sau khi có tin buồn.
Chuông điện thoại réo lên trong đêm khuya. Một cú phone từ bên kia Thái Bình Dương, từ Mỹ báo tin: "Phạm Đình Chương đã mất rồi, Hoài Bắc không còn nữa". Tôi đặt phone xuống mà thấy đêm khuya thêm vắng lặng mênh mông. Ở cái tuổi mình, trên 60, cái ranh giới tử sinh thật là mờ ảo, ở đấy rồi đi đấy, còn đấy mà mất đấy. Thành ra ít lâu nay, tôi cứ phải làm một con tính trừ thê thảm. Mấy năm trước mất Thanh Nam, rồi Vũ Khắc Khoan, bây giờ Phạm Đình Chương - Hoài Bắc. Già thì càng cần có bạn, mà bạn già thì càng ngày càng thưa thớt. Tôi đi cải tạo 10 năm, rồi sống nín thở trên 6 năm, vừa mới lặn ngòi ngoi nước sang được đến đây thì bạn đã đi vào tịch mịch. Bạn ta Phạm Đình Chương đã đi thật rồi, một người viết ca khúc tầm cỡ của Việt Nam đã mất, ngôi sao bản mệnh của Ban Hợp Ca Thăng Long đã tắt. 

dimanche 21 février 2016

LITTLE SAIGON TẾT PARADE 2016


DIỄN HÀNH ĐẦU XUÂN BÍNH THÂN TẠI THÀNH PHỐ WESTMINSTER CALIFORNIA (FEB.13.2016). 

mardi 16 février 2016

Truyện Thần Thoại Ngày Nay Ở Hà Nội: Tiều Phu Thành Hoàng Đế - Nguyễn Thị Cỏ May




Ngày Tết ở Việt nam có tập tục đẹp đi tới nhà những người trong họ mừng tuổi ông bà còn mạnh giỏi, lạy ông bà quá cố trước bàn thờ, thắm viếng, chức Tết quan chức và bạn bè,... Ở trong Nam, còn có tập tục đi lạy ông bà chung vì trên bước đường Nam tiến theo Chúa Nguyễn, biết đâu có họ hàng cùng đi khẩn hoang lập ấp mà không biết nhau.

Đó là những tập tục thật sự đẹp trong nếp văn hóa dân tộc. Ngày nay, nhiều nước Tây phương cũng giử nhiều tập tục đẹp về Ngày Tết. Ngày đầu năm, các vị lãnh đạo quốc gia chúc Tết dân chúng. Chánh phủ tới chúc Tết Tổng thống, Quốc trưởng,... Nhưng đồng thời, cũng ngày Tết đi chúc Tết, mừng tuổi quan lớn, lại mang một ý nghĩa khác hoàn toàn phản văn hóa dân tộc. Cụ thể thường xảy ra ở những nước độc tài tham nhũng như Việt nam.

lundi 15 février 2016

Ngai vàng của phú Nông: chân dung cái con cụ-hồ của đảng - Vũ Đông Hà

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi-xG2dwCaGxtZG55jDvcvz8OcHcUUa1cZOZcaGtiC3FHJNmePCfkszown9mkVyWRP6yGeF0CgRlU6IWeIJO02gZQUcPbXy40iT3UGMUXWTNmozj6d80UkyLvYDwkGzCu_Fb3MBvaSiHAs/s1600/tmp-danlambao.jpgVũ Đông Hà  - Ngai vàng của phú Nông được xuất hiện và bị hô biến là hình ảnh của con cụ-hồ lộ hàng sau nhiều năm cố gắng che chắn bởi miếng tả màu đỏ có in hàng chữ sống chiến đấu học tập theo gương Trần Dân Tiên. Nhưng bản chất của con tự do không thể mãi nằm yểu xìu trong bóng tối ẩm ướt, phải một ngày ngoi ra cho thiên hạ thấy được khát vọng vươn lên của nó. Nó ngoi ra được hơn 1 ngày và đảng đã phải nhanh chóng kéo phẹt-mơ-tuya lại, buột nó phải trở về với hình dáng con giun, nằm im nhũn dưới cái quần lót ố vàng mang nhãn hiệu C.B. để mơ màng giấc mộng đỏ đế vương.

dimanche 14 février 2016

Tết và lạnh lùng tương lai Việt

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiu7g7c8CE1bwohKFwiWVg6AidtYwGyDwU7abjRg7iRXugv3Zjbs4JSPzZVd3teugxuTo1cBRfbJuEOem6wC4mWcOJWNwcD4VvDa5e-ASa5C-RzyFcIY0eFctk5KoPbTRxlKL6ejQXGMEI/s1600/28a-1419302216905.gif"Vì sao? Vì chưa có năm nào người Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam đông như Tết năm nay, trong lúc mọi chuyện về chính trị, biên giới, lãnh hải, hải đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang là chuyện nhức nhối, gay cấn và căng thẳng"
 Đầu Xuân, rủ bạn bè làm một chuyến du khảo Đà Nẵng, Hội An, Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh… Và mai mốt là Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, lục tỉnh miền Tây… Nhưng đi nửa chừng, mới qua Đà Nẵng, Hội An, sắp bước vào đất Hà Tĩnh thì chẳng còn muốn đi thêm nữa. Cảm giác lạnh lùng, trống rỗng và đôi khi sợ hãi hiện ra càng thêm rõ. Nổi trội hơn có lẽ là cảm giác lạnh. Cái lạnh đến từ bên trong tâm hồn chứ không phải những trận rét của thiên nhiên. Tự dưng, một câu hỏi ám ảnh: Người Việt đã lạnh lùng từ bao giờ? Và tương lai Việt đi về đâu?

lundi 1 février 2016

Tiếng hát liêu trai Thanh Thuý - 40 mùa xuân chưa quay về cố hương - Cát Linh, phóng viên RFA

Mời quí vị cùng Cát Linh nghe những ca khúc xuân và tâm tình của người nghệ sĩ đã trải qua 40 mùa xuân ở xứ người. Những ca khúc xuân bà đã từng hát luôn vang lên ở khắp nơi trong những ngày đón năm mới, dù là ở Việt Nam hay hải ngoại.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/Thanh-Thuy-a-soulful-singer-anct012916-01312016081119.html/Pic01.jpg/@@images/a018f5a5-3c2a-41e6-8fce-207d99d28251.jpegTiếng hát liêu trai Thanh Thuý và 40 mùa xuân chưa quay về cố hương.
“Trong thế gian đang vui mừng đón Xuân
Chắc nàng xuân năm nay đẹp bội phần
………………………………………….
Để cho đất nước vui trọn mùa xuân thắm xinh” (Tâm sự ngày Xuân)
“Cái cảm giác lúc đó nó quá buồn. Tại vì là ngày xuân nhưng đâu có ai thấy xuân đâu. Đi hát là ngày xuân đầu tiên của ngày tôi di tản qua Mỹ, nhưng thật sự những người dưới sân khấu nghe tôi hát cũng như tôi đứng hát trên sân khấu, nhưng mà cùng một tâm trạng là quá buồn. Đến nỗi mình hát ra là mình rơi nước mắt, mình khóc. Mà ở dưới khán giả cũng khóc. Khi mình hát những bài về thân phận của người mất nước, người lưu vong. Cái cảnh đó rất là xúc động. Không bao giờ quên được những ngày đầu ở xứ người.”

Ai Thắng?

Ông Nguyễn Phú Trọng đã thắng trong cuộc đua về chiếc ghế Tổng Bí Thư ĐCS. Ông Trọng có biệt danh là "Trọng Lú", vậy thì ông có lú không? Và, tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng, người mà trước đây, tưởng chừng như chiếc ghế TBT đã ghi tên ông và chỉ cần ông đến là có thể chễm chệ ngồi vào, lại phải "xin rút" tên trong danh sách ứng cử?

Ngược lại với mấy năm trước, khi mà Vinashin chìm xuồng, ông Dũng tưởng như phải bị kỷ luật, nhưng đến lúc phải đem ra hội nghị mổ xẻ, thì trong khi ông Dũng điềm nhiên ngồi khảy móng tay, ông Trọng đã không dám gọi thẳng tên ông Dũng mà phải gọi là "Đồng chí X.". Có người đã nói rằng ông Dũng là Thủ Tướng có nhiều quyền hạn nhất, và ngược lại ông Trọng là TBT ít quyền hạn nhất, trong lịch sử ĐCSVN.

Lời chia buồn, gửi ông Tổng Trọng

Thưa ông,

Tôi chỉ là 1 phó thường dân, trong cái nước mang danh XHCN này. Dĩ nhiên, tôi không phải, là Đảng viên CS. Để có thể, cùng hội – cùng thuyền với ông.

Được tin, ông vừa làm lễ Đăng quang, sau một kì Đại nghị: Nặng, thì nói là gian lận. Nhẹ, thì nói là sai quy chế. Đã “hết sức Dân chủ”, nhưng lại chỉ có 1 ứng viên duy nhất, cho cái ngôi vị “Vua tập thể”. Một “chiến thắng”, vang dội. Ngày ông Đăng quang, giá rét thê lương – mưa gió sụt sùi. Khỏe như trâu, cũng lăn đùng ra, chết như ngả rạ. Có vẻ, Trời không chấm ông, vào ngôi Thiên tử.

Asia 39 Tìm Lại Mùa Xuân